Tiểu Sử Lưu Bị Người Duy Nhất Khiến Gia Cát Lượng Theo Phò Tá Nhìn lại cuộc đời, và sự nghiệp của Lưu Bị theo chính sử Thời kỳ Tam Quốc, bắt đầu vào năm 220 khi nhà Tào Ngụy được thành lập, và kết thúc vào năm 280; khi nhà Ngô sụp đổ. Tuy nhiên theo Trần Thọ, tác giả của bộ chính sử Tam Quốc Chí được biên soạn vào thế kỷ thứ 3, thì thời đại Tam Quốc bắt đầu từ năm 189 đến năm 280. Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển với nội dung đề cập về cuộc đời, và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử trong thời đại này. Tác phẩm được người đương thời đánh giá rất cao, và được xếp vào danh sách Nhị Thập Tứ Sử. Ngoài ra tác phẩm còn ảnh hưởng rất sâu rộng, làm nền tảng cho bộ tiểu thuyết TAM QUỐC DIỄN NGHĨA nổi tiếng của La Quán Trung được viết vào thế kỷ 14. Dưới ngòi bút của tác giả, Lưu Bị là một vị vua hiền, một vị vua đầy lòng nhân ái, luôn lấy nhân nghĩa làm cứu cánh cho cuộc đời. Tuy nhiên nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc đời của vị vua này, không đủ biện minh cho mục đích cuối cùng mà ông quyết theo đuổi. Lưu Bị; (161-223), tự Huyền Đức, người ở quận Trác nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông là con của Lưu Hoằng, cháu Lưu Hùng; con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán. Đến đời Lưu Bị, cơ nghiệp nhà Hán suy tàn; ông mồ côi cha từ nhỏ, cùng mẹ sống bằng nghề đan giày, bện chiếu. Năm 15 tuổi, Lưu Bị được mẹ gửi đi học cùng với người đồng tông là Lưu Đức Nhiên, và Công Tôn Toản. Cha của Lưu Đức Nhiên thường chu cấp cho Lưu Bị ăn học. Công Tôn Toản, và Lưu Bị là bạn rất thân. Công Tôn Toản nhiều tuổi hơn nên Lưu Bị coi như anh trai. Năm 184, Trương Giác cầm đầu cuộc khởi nghĩa Khăn vàng (tức giặc Hoàng Cân) ;nổi dậy chống triều đình. Nhờ tham gia chiến dịch chống quân nổi dậy thành công, Lưu Bị được thăng Huyện úy huyện An Hỉ, sau thăng chức Cao Đường lệnh cấp huyện trưởng. Năm 190, Viên Thiệu tập họp chư hầu đánh Đổng Trác. Lưu Bị, và Công Tôn Toản không đến dự hội minh với chư hầu như La Quán Trung mô tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.Năm 194 thời Hán Hiến Đế, Từ Châu Mục Đào Khiêm bị bệnh qua đời. Trần Đăng, và nhiều người khác muốn Lưu Bị lên thay, nhưng Lưu Bị vẫn không dám nhận trọng trách đó. Mùa xuân năm 195, Tào Tháo quyết định thay đổi chiến thuật đánh Lã Bố: ông chia quân làm nhiều cánh, dương đông kích tây khiến Lã Bố hoang mang. Năm 196, trong triều đình nhà Hán ở Trường An xảy ra loạn lạc. Hán Hiến Đế trốn khỏi sự kềm kẹp của Lý Thôi – Quách Dĩ chạy về hướng đông. Nhân lúc hai tướng giữ Hạ Bì là Trương Phi, và Tào Báo bất hòa, Lã Bố thừa cơ mang quân tập kích Hạ Bì, và toàn thắng. Vợ con của Lưu Bị bị Lã Bố bắt. Năm 196, bộ tướng của Lã Bố là Hách Manh; nghe theo lời xúi giục của Viên Thuật làm phản, nhưng cuối cùng Lã Bố dẹp được cuộc nổi loạn đó. Năm 198, lực lượng của Lưu Bị ở Tiểu Bái lên đến hàng vạn quân, khiến Lã Bố lo sợ nên ông lại giảng hòa với Viên Thuật, và nhận lời đánh Lưu Bị. Tháng 9 năm 198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tiến đánh Từ Châu. Tháng 10 năm đó quân Tào hạ được Bành Thành.Năm 200, Lưu Bị bổ nhiệm Quan Vũ làm Thái thú Hạ Bì; Tào Tháo tức giận mang quân đánh gấp Từ Châu. Lưu Bị không chống trả nổi nên bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu. Mùa đông năm Kiến An thứ 8 (năm 208), sau khi Tào Tháo tiến vào Giang Lăng, ông lập tức xuôi dòng Trường Giang hành quân về hướng đông, bất ngờ đụng độ với quân liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị từ Phàn Khẩu ngược dòng lên, và trận chiến đẫm máu xảy ra tại Xích Bích. Tôn Quyền gả em gái duy nhất của mình cho Lưu Bị; để tình giao hảo hai họ Tôn – Lưu luôn bền vững.Năm Kiến An thứ 16 ;(năm 211), Tào Tháo ra lệnh; Tư Lệ Hiệu úy Chung Do và Chinh Tây hộ quân Hạ Hầu Uyên; đem quân đánh Trương Lỗ ở Hán Trung. vào tháng 12 năm Kiến An thứ
Hide player controls
Hide resume playing